0917.332.947 https://maps.app.goo.gl/r1aWXts26eSsUZcy8
Trang Chủ

Tin tức

Xem chi tiết bài viết

Công chứng điện tử, công chứng số và chuyển đổi số hoạt động công chứng

.
Lượt xem:15
Ngày đăng: 03/06/2025 01:34
“Công chứng điện tử” và “công chứng số”: Thuật ngữ “công chứng điện tử” (E-Notary) và “công chứng số” (Digital Notary) thường được sử dụng như là một trong nhiều tài liệu hiện nay

Cả hai đều liên quan đến việc công chứng viên chứng nhận tài liệu bằng phương thức điện tử, như sử dụng chữ ký số và con dấu số để chứng nhận tính hợp lệ bằng chứng thư số.

Chuyển đổi số hoạt động công chứng được hiểu là sự thay đổi cơ bản cách tổ chức, xây dựng, và quản lý các quy trình cung cấp dịch vụ công chứng, dựa trên nền tảng công nghệ kỹ thuật số để tăng hiệu suất và giá trị. Việc gửi và nhận tài liệu ảnh có thể được xem là số hóa, trong khi chuyển đổi số hoạt động công chứng liên quan đến thực hiện hoạt động công chứng trực tuyến, quản lý toàn bộ quy trình tác nghiệp trên môi trường số, và sử dụng chữ ký số, con dấu số để chứng nhận văn bản định dạng số.

Sự tất yếu của chuyển đổi số hoạt động công chứng tại Việt Nam

Chuyển đổi số hoạt động công chứng để đáp ứng  kịp thời và nhanh chóng các yêu cầu của xã hội trong bối cảnh kinh tế số đang phát triển. Điều này đặt ra yêu cầu về việc sử dụng đồng bộ dịch vụ trên nền tảng số, đặc biệt là trong lĩnh vực công chứng. Khi xã hội ngày càng chuyển sang kinh tế số, lĩnh vực công chứng cũng phải điều chỉnh để phù hợp nhu cầu và tiêu chuẩn mới.

Chuyển đổi số hoạt động công chứng để thực hiện nhiệm vụ chính trong quá trình chuyển đổi số dịch vụ công. Với việc tích hợp dịch vụ chứng thực bản sao điện tử trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia, Việt Nam đã thể hiện cam kết đối với mục tiêu xây dựng Chính phủ điện tử và chuyển đổi số quốc gia.

Chuyển đổi số hoạt động công chứng để nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực công chứng. Việc sử dụng nền tảng số giúp cải thiện khả năng xử lý thông tin, báo cáo và rà soát dữ liệu một cách nhanh chóng và chính xác. Điều này sẽ hỗ trợ các cơ quan trong công tác quản lý theo dõi hoạt động của các đối tượng cần quản lý mà không tốn nhiều công sức.

Chuyển đổi số hoạt động công chứng để đáp ứng các yêu cầu hội nhập quốc tế trong lĩnh vực tư pháp. Việc sử dụng văn bản, dữ liệu pháp lý số đồng nghĩa với việc Việt Nam có thể dễ dàng hội nhập với quốc tế, giảm thiểu thủ tục pháp lý có yếu tố nước ngoài và cung cấp cơ hội mới trong việc sử dụng và công nhận văn bản pháp lý của Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Mục tiêu của chuyển đổi số hoạt động công chứng 

Đảm bảo hiệu quả trong thực hiện chức năng và nhiệm vụ cơ bản của công chứng, nhằm ngăn chặn rủi ro pháp lý và duy trì trật tự xã hội.

Tối ưu hóa quá trình hành nghề của công chứng viên bằng cách sử dụng công nghệ số, giúp giảm thời gian xử lý công việc, loại bỏ rào cản địa lý và nâng cao độ chính xác.

Tạo ra giá trị cho công dân và cộng đồng bằng cách cung cấp dịch vụ công chứng trực tuyến, giảm thời gian và chi phí, và công nhận giá trị của văn bản điện tử.

Ngăn chặn gian lận và giả mạo thông qua việc hoạt động trên nền tảng dữ liệu lớn, sử dụng cơ sở dữ liệu để xác thực thông tin và đánh giá rủi ro.

Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực công chứng bằng cách tự động hóa hoạt động thanh tra, kiểm tra và sử dụng công nghệ phân tích dữ liệu và trí tuệ nhân tạo.

Tạo ra tiền đề và cơ sở để hội nhập quốc tế về công chứng, hướng tới việc công nhận giá trị pháp lý của văn bản từ các quốc gia khác thông qua việc xác minh trực tuyến và hợp tác của công chứng viên xuyên biên giới.

ĐỀ ÁN 06 : VỚI MÔ HÌNH 08 : TRIỂN KHAI TẠI CÁC ĐIỂN CÔNG CHỨNG VÀ CHỨNG THỰC.

Tổ chức thực hiện:

  • Sở Tư pháp khuyến khích các Văn phòng công chứng: Đầu tư thiết bị đọc QR, đọc cip trên CCCD tại các Phòng công chứng, Văn phòng công chứng và doanh nghiệp.

  • Sở Thông tin và Truyền thông: Chủ trì, phối hợp với các doanh nghiệp tích hợp, điều chỉnh phần mềm công chứng, chứng thực để sử dụng các loại đầu đọc.

Căn cứ pháp lý:

  • Theo nhu cầu, đề nghị của Tổ công tác tỉnh

Các bước thực hiện:

  • Bước 1: Sở Tư pháp rà soát các Văn phòng công chứng trên địa bàn, lập danh sách thống kê số lượng thiết bị đầu đầu thẻ CCCD.

  • Bước 2: Đề xuất đầu tư mua thiết bị (danh sách đơn vị có nhu cầu; số lượng và liên hệ Trung tâm RAR để hướng dẫn mua sắm).

  • Bước 3: C06 hướng dẫn tích hợp đầu đọc với hệ thống văn phòng công chứng.

Thiết bị:

  • Mất phí đầu tư

  • Mua sắm thiết bị đầu đọc CCCD gắn chip

Giải pháp:

  • 1. CIC (Citizen Indentity Card)

  • 2. Enotary

Nền tảng công nghệ:

  • 1. Thiết bị đọc CCCD + Web server

  • 2. Thiết bị đọc CCCD + Web server

Nguồn : https://gtelcds.vn/mo-hinh-08-trien-khai-tai-cac-diem-cong-chung-chung-thuc-bv12.htm

 

 

Danh sách bài viết

.
Lượt xem: 14

5 lợi ích khi hộ kinh doanh nộp thuế theo phương pháp kê khai

.
Lượt xem: 67

Chủ hộ kinh doanh: 10 việc cần làm ngay, trước thời điểm chuyển đổi chưa từng có

.
Lượt xem: 14

Hộ kinh doanh nộp thuế ra sao khi bỏ thuế khoán?

.
Lượt xem: 21

Chính thức từ 1/7, thủ tục công chứng có sự thay đổi lớn, người dân nên nắm rõ

.
Lượt xem: 124

Chuyển đổi số là gì? “Sổ tay” chuyển đổi số cho Doanh Nghiệp

.
Lượt xem: 29

Mục đích và ý nghĩa của " Chuyển đổi số "

.
Lượt xem: 21

Các bước thực hiện công chứng điện tử

.
Lượt xem: 18

Công chứng điện tử có hiệu lực kể từ ngày 01/07/2025

.
Lượt xem: 15

Công chứng điện tử, công chứng số và chuyển đổi số hoạt động công chứng

.
Lượt xem: 11

Chuyển đổi số trong ngành công chứng - Bước đi cần thiết để phụ vụ người dân tốt hơn.

.
Lượt xem: 16

VNeID thêm tính năng đăng ký chứng thư chữ ký số

.
Lượt xem: 19

Chữ ký số là gì? 5 điều cơ bản nhất định phải biết

.
Lượt xem: 11

Cả nước thi đua đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số

.
Lượt xem: 9

Bộ trưởng Bộ KH&CN Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh vai trò quan trọng của tinh thần đổi mới sáng tạo (ĐMST) trong toàn dân

.
Lượt xem: 11

Chuyển đổi số y tế có thể coi là trọng tâm công tác của ngành y tế, đang được nhà nước ưu tiên đẩy mạnh và đầu tư nguồn lực.

.
Lượt xem: 12

Lễ phát động phong trào và ra mắt nền tảng “Bình dân học vụ số”.