0917.332.947 https://maps.app.goo.gl/r1aWXts26eSsUZcy8
Trang Chủ

Tin tức

Xem chi tiết bài viết

Hộ kinh doanh nộp thuế ra sao khi bỏ thuế khoán?

.
Lượt xem:14
Ngày đăng: 14/06/2025 08:54
Khi bỏ thuế khoán, các hộ kinh doanh phải nộp theo doanh thu thực tế, phải ghi sổ sách kế toán, lập hóa đơn và đầu tư máy móc kết nối với cơ quan thuế.

Từ 1/6, khoảng 37.000 hộ có doanh thu trên 1 tỷ đồng mỗi năm thuộc một số ngành nghề (ăn uống, khách sạn, bán lẻ, vận tải hành khách, thẩm mỹ, vui chơi giải trí...) phải dùng hóa đơn điện tử qua máy tính tiền kết nối với cơ quan thuế. Thay vì nộp thuế khoán, theo ông Mai Sơn, Phó cục trưởng Cục Thuế (Bộ Tài chính), tỷ suất thuế phải nộp không thay đổi, chỉ khác là các hộ sẽ phải kê khai và khai trên doanh thu thực tế.

Song việc chuyển đổi sẽ khiến các hộ kinh doanh phải thực hiện các chế độ kế toán như ghi sổ kế toán (doanh thu, chi phí, quỹ tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, nghĩa vụ thuế). Họ cũng phải lập và lưu trữ hóa đơn chứng từ, phiếu thu, chi phát sinh trong kỳ.

Ngoài ra, việc kê khai doanh thu với cơ quan thuế sẽ thực hiện hàng tháng hoặc hàng quý, thay vì nộp một lần mỗi năm như hình thức khoán.

Hóa đơn in từ máy tính tiền tại một siêu thị, ngày 4/6. Ảnh: Phương Dung

Theo quy định, các hộ kinh doanh vẫn phải nộp 3 loại thuế, gồm thuế môn bài, thu nhập cá nhân và giá trị gia tăng (VAT).

Trong đó, thuế môn bài là một loại lệ phí bắt buộc mà các tổ chức, cá nhân, hộ kinh doanh phải nộp hàng năm khi sản xuất, kinh doanh hàng hóa hoặc dịch vụ. Đây là khoản cố định hàng năm, không phụ thuộc vào lợi nhuận của người kinh doanh, mà được ấn định dựa trên vốn điều lệ hoặc doanh thu.

Doanh thu hàng năm

Mức thuế môn bài hàng năm

Trên 500 triệu đồng

1.000.000 đồng

Từ 300-500 triệu đồng

500.000 đồng

Từ 100-300 triệu đồng

300.000 đồng

Cùng với đó, người bán hàng sẽ phải nộp thuế VAT và thu nhập cá nhân nếu có doanh thu từ 100 triệu đồng một năm. Số thuế được cơ quan quản lý tính trên tổng doanh thu, tỷ lệ thuế VAT hàng hóa, dịch vụ và thu nhập cá nhân, với từng hoạt động kinh doanh.

Chẳng hạn, cá nhân phân phối, cung cấp hàng hóa thì thuế phải nộp = doanh thu * (1% thuế VAT + 0,5% thu nhập cá nhân). Còn nếu hộ kinh doanh ăn uống sẽ chịu mức thuế 4,5%, gồm cả VAT và thu nhập cá nhân.

Các ngành nghề

Thuế giá trị gia tăng

Thuế thu nhập cá nhân

Bán buôn, bán lẻ hàng hoá

1%

0,5%

Ăn uống

3%

1,5%

Lưu trú: Nhà nghỉ, khách sạn

5%

2%

Dịch vụ: karaoke, may đo, giặt là, cắt tóc, gội đầu...

5%

2%

Vận tải

3%

1,5%

Cho thuê nhà, đất, cửa hàng, kho bãi

5%

5%

Giả sử trước 1/6, một quán ăn được cán bộ thuế xác định mức doanh thu khoán 1 tỷ đồng một năm. Mức thuế hộ này phải nộp 45 triệu đồng một năm, tương đương khoảng 3,75 triệu mỗi tháng (VAT và thu nhập cá nhân).

Sau 1/6, doanh thu của họ sẽ được ghi nhận theo thực tế qua xuất hóa đơn từ máy tính tiền và kê khai, nộp thuế theo tháng hoặc quý. Ví dụ, thực tế mỗi tháng họ bán được 200 triệu đồng, tương ứng thuế là 200 triệu × 4,5% = 9 triệu đồng. Còn nếu họ chỉ bán được khoảng 80 triệu đồng mỗi tháng, mức thuế chỉ còn 3,6 triệu. Các mức này chưa gồm thuế môn bài.

 

Theo số liệu của Cục Thống kê (Bộ Tài chính) đến cuối 2024, cả nước có 3,6 triệu hộ kinh doanh được quản lý thuế, đóng góp 25.953 tỷ đồng vào ngân sách. Trong số này, gần hai triệu hộ đóng thuế khoán, bình quân nộp 700.000 đồng mỗi tháng. Theo lộ trình, Việt Nam sẽ bỏ hình thức thuế khoán với hộ kinh doanh chậm nhất trong 2026, theo yêu cầu tại Nghị quyết 68 của Bộ Chính trị.

Những năm qua, thuế khoán được áp dụng như một giải pháp hỗ trợ, phù hợp với điều kiện quản lý, khả năng tuân thủ của hộ kinh doanh. Tuy nhiên, theo lãnh đạo Cục Thuế, hình thức này bộc lộ một số hạn chế, chưa đem lại động lực cần thiết để các hộ kinh doanh phát triển quy mô. Chưa kể, nền kinh tế ngày càng phát triển sẽ yêu cầu càng cao về minh bạch, công bằng và hiện đại hóa trong quản lý thuế.

"Việc xóa bỏ hình thức thuế khoán là một bước ngoặt mang tính cách mạng trong quản lý thuế với hộ kinh doanh", ông Sơn nói, thêm rằng việc chuyển đổi này thay đổi không chỉ về phương thức tính, mà còn là tư duy quản lý và cách thức đồng hành với người nộp thuế.

Tuy nhiên, thực tế, nhiều hộ kinh doanh quen với nộp thuế khoán nên chưa chú trọng ghi chép sổ sách, minh bạch doanh thu. Khi bỏ thuế khoán, họ buộc phải thực hiện chế độ sổ sách kế toán, hóa đơn chứng từ theo phương pháp kê khai hay doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ.

Điều này có thể gây phức tạp với nhiều hộ kinh doanh, đặc biệt những hộ có doanh thu dưới 1 tỷ mỗi năm, khi họ vốn thiếu tư duy về quản trị. Do đó, giới chuyên môn cho rằng cơ quan quản lý nên có sự thay đổi về chính sách thuế và thủ tục hành chính để thuận tiện cho người nộp thuế, giúp họ dễ dàng chuyển đổi.

Để hỗ trợ các hộ kinh doanh tuân thủ, ông Nguyễn Văn Thân, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa, đề xuất Nhà nước cung cấp một ứng dụng (app) kế toán miễn phí. Ứng dụng này sẽ giúp các hộ kinh doanh dễ dàng tự kê khai đầu vào, đầu ra và nộp thuế, từ đó giảm tải cho cơ quan thuế trong việc quản lý hơn 5 triệu hộ kinh doanh.

Ông cũng cho rằng nhà điều hành cần có các chương trình đào tạo miễn phí về quản lý doanh nghiệp, kế toán, và chuyển đổi số cho các hộ kinh doanh.

Về phía cơ quan quản lý, bà Nguyễn Thị Thu, Trưởng Ban nghiệp vụ thuế (Cục Thuế) cho biết cơ quan này sẽ nghiên cứu sửa quy định về thuế theo hướng giảm dần sự khác biệt giữa hộ kinh doanh và doanh nghiệp. Ngành thuế sẽ rà soát, góp ý sửa Luật Thuế Thu nhập cá nhân để hộ kinh doanh áp dụng phương pháp tính thuế này tương tự thu nhập doanh nghiệp.

Ngành thuế cũng rà soát, tham gia ý kiến sửa đổi ngưỡng doanh thu hàng năm thuộc diện không chịu thuế thu nhập cá nhân, giá trị gia tăng. Điều chỉnh này nhằm bảo đảm hộ kinh doanh có doanh thu dưới một ngưỡng nhất định tiếp tục được miễn thuế, phù hợp với mức tăng của giảm trừ gia cảnh khi tính thuế thu nhập cá nhân, qua đó bớt gánh nặng thuế cho hộ nhỏ và siêu nhỏ.

Theo bà Thu, cơ quan thuế cũng tính tới việc sửa các văn bản liên quan đến các giải pháp miễn, giảm thuế thu nhập, môn bài để hỗ trợ cá nhân kinh doanh chuyển đổi lên doanh nghiệp. Cùng với đó, họ sẽ rà soát các thủ tục đăng ký, khai thuế của hộ kinh doanh theo hướng thuận tiện, tự động với mục tiêu cắt giảm chi phí tuân thủ ít nhất 30%.

Cơ quan thuế đồng thời cũng tăng ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số, tổ chức các chương trình đào tạo về kế toán, thuế, quản lý tài chính cho hộ kinh doanh, xây dựng mạng lưới hỗ trợ cá nhân, doanh nghiệp nhỏ và tổ chức hỗ trợ, giải đáp các vướng mắc của hộ kinh doanh trong quá trình chuyển đổi và hoạt động.

Nguồn : Vnexpress.net _Phương Dung

Danh sách bài viết

.
Lượt xem: 14

5 lợi ích khi hộ kinh doanh nộp thuế theo phương pháp kê khai

.
Lượt xem: 67

Chủ hộ kinh doanh: 10 việc cần làm ngay, trước thời điểm chuyển đổi chưa từng có

.
Lượt xem: 14

Hộ kinh doanh nộp thuế ra sao khi bỏ thuế khoán?

.
Lượt xem: 21

Chính thức từ 1/7, thủ tục công chứng có sự thay đổi lớn, người dân nên nắm rõ

.
Lượt xem: 124

Chuyển đổi số là gì? “Sổ tay” chuyển đổi số cho Doanh Nghiệp

.
Lượt xem: 29

Mục đích và ý nghĩa của " Chuyển đổi số "

.
Lượt xem: 21

Các bước thực hiện công chứng điện tử

.
Lượt xem: 19

Công chứng điện tử có hiệu lực kể từ ngày 01/07/2025

.
Lượt xem: 16

Công chứng điện tử, công chứng số và chuyển đổi số hoạt động công chứng

.
Lượt xem: 12

Chuyển đổi số trong ngành công chứng - Bước đi cần thiết để phụ vụ người dân tốt hơn.

.
Lượt xem: 16

VNeID thêm tính năng đăng ký chứng thư chữ ký số

.
Lượt xem: 19

Chữ ký số là gì? 5 điều cơ bản nhất định phải biết

.
Lượt xem: 11

Cả nước thi đua đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số

.
Lượt xem: 9

Bộ trưởng Bộ KH&CN Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh vai trò quan trọng của tinh thần đổi mới sáng tạo (ĐMST) trong toàn dân

.
Lượt xem: 11

Chuyển đổi số y tế có thể coi là trọng tâm công tác của ngành y tế, đang được nhà nước ưu tiên đẩy mạnh và đầu tư nguồn lực.

.
Lượt xem: 12

Lễ phát động phong trào và ra mắt nền tảng “Bình dân học vụ số”.